Sunday, October 31, 2010

Chú hề của bệnh nhi ung thư

TT - Hôm nay tại TP.HCM khai hội hoa hướng dương “Vì bệnh nhi ung thư” lần 3. Ba năm qua, nhiều tấm lòng mở ra giúp các em xoa dịu nỗi đau, trong đó có chú hề Siđô - một nhân vật được các em yêu quý trong chương trình “Ước mơ của Thúy”.


Chú hề Siđô Lê Văn Hải chơi với các bệnh nhi ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM  - Ảnh: THUẬN THẮNG
Các bé trong bệnh viện rất thích được đùa giỡn với chú hề Siđô. Chỉ cần thấy bóng dáng bộ đồ thùng thình, mái tóc giả sặc sỡ, cặp kính không tròng to tướng của chú hề xuất hiện là các em reo vang, ùa ra khỏi phòng bệnh ôm vai bá cổ, có bé đòi bằng được chú hề bế trên tay.
Hề Siđô tổ chức sinh nhật cho các bệnh nhi - Ảnh: TỐ OANH
Tuổi thơ không trọn vẹn
Siđô sinh ra trong một mái nhà bất hạnh ở miền Trung. Từ nhỏ Siđô không biết mặt cha. Mẹ bị bại liệt chỉ ở một chỗ. Siđô kể: “Việc mẹ mang thai mình làm gia đình nhà ngoại bị mất thể diện nên bị hắt hủi. Người vú nuôi của mẹ đã đi ăn xin để cưu mang hai mẹ con”. Rồi người vú già qua đời khi Siđô mới 5 tuổi.
Một lần nằm ngủ ở lề đường, một gia đình thương tình đã nhận Siđô về nhà nuôi và giao nhiệm vụ hứng nước, hầu quạt cho ông cụ chủ. Lớn thêm tuổi nữa, Siđô được giao thêm việc giao đồ vắt sổ, được cho đi học. Mỗi ngày gia đình chủ nhà cho Siđô cơm đem về cho mẹ. Năm lên 7 tuổi, một lần đi giao đồ vắt sổ, Siđô mê xem phim nên về trễ, bị chủ nhà la rầy và Siđô đã trốn đi.
Tuổi thơ của Siđô tiếp tục là những tháng ngày đi bán trà đá, bắp rang, bánh kẹo, mía ghim... Anh đã tự mưu sinh trên đường phố để nuôi mẹ và đến trường ở Đà Nẵng. Học xong lớp 8, Siđô vào Sài Gòn, ngày làm việc cho một hãng sơn, tối đến lớp học bổ túc văn hóa và tranh thủ tham gia công tác Đoàn tại phường 1, quận Tân Bình. Siđô trưởng thành dần trong công tác thanh niên, anh đảm nhiệm vai trò bí thư đoàn phường.
Tuổi thơ đầy cơ cực nên anh có rất nhiều tình cảm với các bé thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt. Vốn có máu văn nghệ, Siđô đã cùng đoàn phường lập ra đội rối để đi biểu diễn phục vụ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Có lần đội rối diễn ở sân khấu công viên văn hóa Đầm Sen bị trục trặc MC, Siđô đã trổ tài MC hoạt náo, sau đó được nhận vào làm việc tại Đầm Sen. Từ đó, anh trở thành MC sân khấu thiếu nhi hóm hỉnh, dễ mến. Tám năm trước anh được chương trình Vườn âm nhạc Đài truyền hình TP.HCM mời vào vai hề Siđô. Khán giả thiếu nhi yêu mến anh hề Siđô từ đó.
Ở đâu hề Siđô đến, ở đó các em quên bệnh tật - Ảnh: Thuận THẮNG
Đem nụ cười cho bệnh nhi
Chẳng ai nhớ tên anh hề
Diễn viên hề Siđô tên thật là Lê Văn Hải, 38 tuổi, là một trong những tình nguyện viên đầu tiên gắn bó với chương trình “Ước mơ của Thúy” giúp bệnh nhi ung thư ngay từ những ngày mới thành lập. Ở nhiệm vụ người dẫn chương trình hài hước đem lại nụ cười vui, suốt ba năm qua dù bận đi diễn ở đâu anh cũng đều xếp lịch ưu tiên cho các bé bệnh nhi. Ít hôm anh lại ôm quà đồ chơi vào bệnh viện: “Cái ôtô này là của cu Tí phòng 8 mong ước, búp bê này là của bé Lan phòng 5...”. Còn các bé và phụ huynh chẳng ai nhớ đến tên khai sinh của anh, mọi người gọi anh là hề Siđô trìu mến.
Bước vào thế giới bệnh nhi ung thư ở bệnh viện, anh thấy niềm yêu thương trìu mến dâng trào. Siđô nhớ: “Làm MC đêm trung thu lung linh năm 2007 trong Bệnh viện Ung bướu, lần đầu tiên tôi gặp “đóa hướng dương” Lê Thanh Thúy và các bệnh nhi đáng yêu. Hình ảnh Thúy đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, bị tháo mất một chân nhưng nụ cười tươi đầy lạc quan khiến mình xúc động mạnh. Từ đêm ấy tôi dặn lòng phải làm sao mang thật nhiều nụ cười đến với các bé, át đi những đớn đau của bệnh tật”.
Hành trình cùng con chiến đấu với căn bệnh ung thư khiến nhiều cha mẹ mệt nhoài, đối diện với biết bao áp lực về tinh thần, về tài chính, về sự ra đi của con nên không cha mẹ nào còn tâm trí nghĩ đến sinh nhật của con trẻ. Hề Siđô đã nảy ý tưởng: nên tổ chức chúc mừng sinh nhật các bé hằng tháng trong bệnh viện.
Ý tưởng được triển khai ngay vào tháng 1-2008. Sinh nhật đầu tiên diễn ra trong niềm vui đầy háo hức trẻ con và nước mắt xúc động của cha mẹ, tình nguyện viên. Mỗi lần tổ chức sinh nhật, hề Siđô đều chăm chút nội dung, kết nối mạnh thường quân tặng các bé thật nhiều quà mừng tuổi mới, tiết mục biểu diễn xiếc ảo thuật trẻ con mê tít. Siđô không bao giờ quên thắp những ngọn nến cho các bé sớm ra đi, không đợi kịp sinh nhật mình.
Hoạt động chúc mừng sinh nhật được nhân rộng ra các bệnh viện có chương trình “Ước mơ của Thúy” hoạt động tại TP.HCM và Hà Nội.
Nước mắt anh hề
Một buổi chiều thứ tư, anh hề Siđô vào Bệnh viện Ung bướu để tổ chức sinh nhật cho các bệnh nhi. Khi ngang qua phòng siêu âm, gặp một bé trai thể trạng rất yếu đang ngồi chờ khám, anh nựng bé nhưng bé không nhìn lại, anh nghĩ rằng chắc do bé đang mệt.
Kết thúc buổi sinh nhật hôm đó có một tình nguyện viên thông tin: “Bé Thành phòng 8 hôm nay sinh nhật 13 tuổi, nhưng bệnh nặng không qua phòng sinh hoạt chung thắp nến mừng tuổi mới được. Bé mong được anh hề đến phòng thăm bé”. Siđô bất ngờ, đó chính là bé trai mà anh mới nựng.
Nhận quà sinh nhật từ tay anh hề, cậu bé nhăn mặt đau nhưng cố nhoẻn cười: “Con cảm ơn ông hờ (hề - giọng Phú Yên). Ông hờ ơi! Con có một ước nguyện mà không biết có được không...”. Siđô nghĩ rằng chắc bé ước một món đồ chơi gì đó vì anh cũng hay mua đồ chơi tặng các bệnh nhi nên khuyến khích cậu bé nói. “Ông hờ ơi! Con ước chi mai mốt khỏe mạnh thì được ông hờ làm cha nuôi của con”. Anh thấy lòng mình quặn thắt, nghẹn lời: “Mình đâu cần chi đến lúc con khỏe, ngay bây giờ cũng được!”...
Bệnh Thành đã trở nặng rất nhiều, em đau đớn. Tối nào đi diễn về, Siđô cũng vào bệnh viện chơi với Thành đến khuya. Thành thỏ thẻ: “Có cha nuôi đến con vui lắm, không còn thấy đau nữa”. Còn Siđô thì nước mắt chảy ngược vào lòng. Tết 2009, Siđô tiễn Thành về quê ăn tết, hẹn sau rằm tháng giêng sẽ ra nhà thăm Thành. Nhưng đã không kịp... Thành ra đi chỉ cách rằm vài ngày, trong khi lịch diễn tết của Siđô dày đặc. Sau tết, chúng tôi cùng Siđô đi thăm Thành. Thấy anh cứ lặng yên thật lâu trước ngôi mộ còn mới...
“Ước mơ của Thúy cũng chính là ước mơ của mình, làm được gì xoa dịu nỗi đau cho các bé mình sẽ cố gắng làm” - Siđô tâm sự. Vậy nên tiếng reo vang, tiếng cười của trẻ thơ cứ vang lên suốt trong bệnh viện mỗi khi Siđô xuất hiện.

Thursday, October 28, 2010

"Đạo văn trong hoạt động khoa học"


Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
---

Đạo văn [1] được định nghĩa là sử dụng ý tưởng hay câu văn của người khác một cách không thích hợp (tức không ghi rõ nguồn gốc), đặc biệt là việc trình bày những ý tưởng và từ ngữ của người khác trước các diễn đàn khoa học và công cộng như là ý tưởng và từ ngữ của chính mình.  Ở đây, “Ý tưởng và từ ngữ của người khác” có nghĩa là: sử dụng công trình hay tác phẩm của người khác, lấy ý tưởng của người khác, sao chép nguyên bản từ ngữ của người khác mà không ghi nguồn, sử dụng cấu trúc và cách lí giải của người khác mà không ghi nhận họ, và lấy những thông tin chuyên ngành mà không đề rõ nguồn gốc. 

Trong vài thập niên gần đây, một hình thức đạo văn khác xuất hiện được giới khoa học đặt tên là tự đạo văn (self plariagism).  Tự đạo văn có nghĩa là tác giả công bố một bài báo khoa học như là một công trình nghiên cứu mới, nhưng thực chất là “xào nấu” dữ liệu của nghiên cứu cũ của mình đã từng công bố trước đây [2].  Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các nhà khoa học để được đề bạt và thu hút tài trợ cho nghiên cứu, nạn tự đạo văn đang đặt ra nhiều vấn đề đau đầu cho các nhà tài trợ và hội đồng khoa bảng xét duyện đơn đề bạt.
Trong cuốn sách Words for the Taking: The Hunt for a Plagiarist (Nhà xuất bản W W Norton & Co, 1997), tác giả Neil Bowers (là một nhà thơ) mô tả chi tiết những trường hợp vặn vẹo số liệu và “đạo số” (thay vì đạo văn) trong các công trình nghiên cứu danh tiếng. 
Đạo văn hay tự đạo văn hay đạo số liệu được xem là một hành vi gian lận nghiêm trọng, một hành động không thể chấp nhận được trong hoạt động khoa học, vì nó làm giàm uy tín của khoa học và làm tổn hại đến sự liêm chính và khách quan của nghiên cứu khoa học.  Chẳng hạn như công trình nghiên cứu về thương vong trong cuộc chiến Iraq được công bố trên Tập san New England Journal of Medicine (tập san y học số một trên thế giới) vào ngày 24/10/2002 bị rút lại vì tác giả đã giả tạo số liệu và đạo văn [3]. Trong y học, hệ quả của đạo văn đôi khi rất nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân.  Nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, cộng đồng khoa học còn lập riêng một tập san có tên là Plagiary, chuyên nghiên cứu về đạo văn các trường hợp đạo văn (www.plagiary.org).
Chưa ai biết qui mô của nạn đạo văn trong khoa học như thế nào, nhưng một vài nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng này khá phổ biến.  Theo tập san Nature, trong một số ngành khoa học, nạn đạo văn (kể cả tự đạo văn) có thể lên đến 20% trong các bài báo đã công bố [2].  Hai tác giả Schein và Paladugu truy tìm 660 bài báo đã công bố trên 3 tập san hàng đầu trong ngành phẫu thuật và phát hiện khoảng 12% bài báo có cấu trúc giống nhau, 3% sử dụng từ ngữ hoàn toàn giống nhau, và khoảng 8% sử dụng từ ngữ rất giống nhau.  Hai tác giả còn phát hiện khoảng 14% các công trình nghiên cứu này thuộc vào loại “tự đạo văn” hay “tự đạo số liệu” [4].
PLAGIARISM.jpg
            Rất nhiều trường hợp đạo văn được kết cục một cách bi thảm, và trong nhiều trường hợp sự nghiệp của thủ phạm đều tiêu tan.  Cách đây trên 20 năm, một vụ đạo văn làm tốn khá nhiều giấy mực của báo chí của Úc, vì thủ phạm là một giáo sư cấp cao thuộc Đại học La Trobe (Úc).  Giáo sư Ron Wild là một nhà xã hội học, tác giả của nhiều cuốn sách và công trình khoa học, một nhân vật thuộc vào hàng “cây đa cây đề” trong chuyên ngành.  Năm 1985 ông xuất bản một cuốn sách thuộc nhập môn xã hội học (“An Introduction to Sociological Perspectives”, Nhà xuất bản Allen & Unwin).  Chỉ vài tuần sau khi xuất bản, nhiều nghiên cứu sinh của chính ông và các giáo sư khác phát hiện rằng có rất nhiều đoạn văn trong sách được lấy từ các bài báo khoa học của các tác giả khác nhưng ông không hề ghi nguồn hay ghi chú rõ ràng.  Nhà xuất bản Allen & Unwin quyết định thu hồi cuốn sách, Đại học La Trobe mở cuộc điều tra và bắt buộc ông phải từ chức [5]. 
            Ở Mĩ, các trường hợp đạo văn đều được công bố và điều tra nghiêm túc [6].  Năm 2004, một trường hợp đạo văn gây sự chú ý trong giới khoa bảng vì thủ phạm là một giáo sư thuộc một trường đại học danh giá nhất thế giới: Đại học Harvard. Sultan là một giáo sư miễn dịch học tại trường y thuộc Đại học Harvard đạo văn từ 4 bài báo của các nhà khoa học khác, và bị phát hiện khi bài báo của ông được bình duyệt.  Sau khi điều tra, ông bị cấm làm phản biện và bình duyệt (reviewer) các báo cáo khoa học trong vòng 3 năm. Tất nhiên, sự việc cũng gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông.  Một trường hợp gần đây nhất cũng làm xôn xao dư luận báo chí vì sự việc lại xảy ra tại Đại học Harvard.  Kaavya Viswanathan là một sinh viên gốc Ấn Độ, 19 tuổi, có tài viết văn, và được xem là một ngôi sao đang lên với đầy triển vọng qua cuốn tiểu thuyết “How Opal Mehta Got Kissed, Got Wild, and Got a Life”.  Nhưng ngay sau khi xuất bản, người ta phát hiện cuốn tiểu thuyết có nhiều đoạn “trùng hợp” hay lấy từ hai cuốn tiểu thuyết “Sloppy Firsts” (in năm 2001) cuốn “Second Helpings” (in năm 2003) của Nhà văn Megan F. McCafferty.  Hệ quả là cô nhà văn trẻ tuổi này mất một hợp đồng 500.000 USD với một nhà xuất bản khác, và không cần phải nói thêm, sự nghiệp viết văn của cô coi như chấm dứt. 
            Cũng có trường hợp kẻ đạo văn nổi tiếng hơn và giàu hơn sau những dư luận công chúng.  Chẳng hạn như trường hợp Dan Brown, một tiểu thuyết gia nổi tiếng với cuốn “Da Vinci Code” cũng bị dư luận lên án vì ông có hành vi đạo văn.  Dan Brown không lấy câu chữ từ người khác, nhưng một số ý tưởng và kết cấu của cuốn tiểu thuyết Da Vinci Code trùng hợp với cuốn “'Holy Blood, Holy Grail” của Michael Baigent, Richard Leigh và Henry Lincoln, một cuốn sách thuộc vào hạng “best seller” vào thập niên 1980.  Sau khi ra hầu tòa về vụ này, Dan Brown có vẻ không hề hấn gì mà còn nổi tiếng hơn trước!
            Còn ở nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn cũng được giới báo chí nhắc đến khá nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn học [7].  Trong nghiên cứu khoa học, nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên.  Tuy nhiên, một trường hợp đạo văn gần đây làm chấn động giới nghiên cứu khoa học Việt Nam, nhất là trong cộng đồng “cư dân” mạng.  Trường hợp này khá hi hữu vì sự đạo văn cực kì trắng trợn và … thô.  Năm 2000, hai tác giả nguyên là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nhật và một tác giả người Nhật công bố bài báo có tựa đề là “Ship’s optimal autopilot with a multivariate auto-regressive eXogenous model” trong hội nghị về ứng dụng tối ưu hóa tại Nga.  Đến năm 2004 bài báo đó được xuất hiện trong một hội nghị cũng về ứng dụng tối ưu hóa tại Nhật nhưng với một tựa đề na ná “An optimal ship autopilot using a multivariate auto-regressive exogenous model” với 10 tác giả từ Việt Nam!  Điều khó tin là 99% câu chữ, 100% các số liệu, thậm chí hình ảnh con tàu Shioji Maru trong bài báo năm 2004 lấy nguyên vẹn từ bài báo năm 2000 [8].  Thật ra, trường hợp này đã vượt ra ngoài định nghĩa của đạo văn một mức.  Có thể nói đây là một “scientific hijack” – tức là chiếm đoạt công trình khoa học.  Khi tác giả bài báo gốc liên lạc với các tác giả bài báo năm 2004 để tìm hiểu thêm nguyên do và lời giải thích, thì sự việc rơi vào im lặng.
Những trường hợp đạo văn phát hiện tại các trường đại học hay trung tâm nghiên cứu nước ngoài đều được giải quyết triệt để.  Ở Mĩ có cơ quan Office of Research Integrity (ORI, tạm dịch: Nha liêm chính trong nghiên cứu) chuyên điều tra và giải quyết các vấn đề đạo văn và vi phạm khoa học.  Ở nước ta hình như Nhà nước vẫn chưa có một chính sách để giải quyết các trường hợp đạo văn hay vi phạm đạo đức khoa học.  Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nước ngoài cung cấp cho chúng ta một số bài học về cách thức giải quyết vấn đề cho các trường đại học ở nước ta.
Thứ nhất, Bộ khoa học và Công nghệ cần phải có một đơn vị để đối phó và xử lí với các trường hợp gian lận trong khoa học.  Trong mỗi trường đại học hay viện nghiên cứu cần phải có một ủy ban đạo đức khoa học (mà tiếng Anh hay gọi là Ethics Committee) để giải quyết bất cứ tố cáo nào liên quan đến các hành vi liên quan đến những sai lầm, ngụy tạo, gian trá và đạo văn trong khoa học.  Theo kinh nghiệm từ nước ngoài, ủy ban này bao gồm các nhà khoa học từ nhiều ngành chuyên môn khác nhau và một số nhà khoa học từ các trường đại học bạn.  Điều quan trọng là ủy ban đạo đức khoa học phải độc lập với ban lãnh đạo trường đại học. 
Thứ hai, cần phải lập tức giải quyết vấn đề, không chần chờ.  Khi một trường hợp gian lận khoa học xảy ra, ủy ban đạo đức khoa học cần phải hành động ngay, tức là mở cuộc điều tra, lắng nghe ý kiến của tất cả các thành phần liên quan đến vấn đề, và giải quyết nhanh chóng.  Không nên chờ hay kéo dài thời gian mà hậu quả là cả người tố cáo lẫn người bị tố cáo đều bị tổn hại uy tín, và trường cũng bị mang tai tiếng.  Do đó, cần phải dứt khoát giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt để tất cả mọi bên có thể tiếp tục công việc của mình. 
Thứ ba, cần phải dạy cho học sinh, sinh viên phân biệt được đâu là đạo văn, và đâu là trích dẫn.  Có nhiều trường hợp đạo văn xảy ra ở sinh viên Á châu, khi được hỏi thì họ thường nói là vì họ kính trọng tác giả nên mới trích dẫn!  Đó là một cách biện minh không thể chấp nhận được.  Do đó, chúng ta cần phải thêm vào phần đạo đức khoa học trong chương trình đào tạo sinh viên và nghiên cứu sinh.  Thật ra, ngay cả học sinh tiểu học và trung học cũng phải được dạy rằng mượn ý tưởng và từ ngữ của người khác thì phải ghi rõ hay xin ghi ơn (acknowledgement), không có chuyện “xỏ nhầm giầy” được.
Một yếu tố căn bản, bao quát để giải quyết tận gốc nạn đạo văn, hay rõ hơn là “đạo” tri thức ở nước ta, là cần cải tổ từ hệ thống giáo dục: từ cấp trên, đến tư liệu giảng dạy, đến hình thức giảng dạy ngay từ bậc tiểu học. Ví dụ, đại đa số, nếu không nói là tất cả sách giáo khoa giảng dạy ở Việt nam không hề có một tài liệu tham khảo nào, nhưng có nhóm tác giả.  Không thể nói tri thức trong mỗi cuốn sách giáo khoa đó là tài sản trí tuệ của nhóm tác giả soạn sách được, và nếu không có trích dẫn tài liệu tham khảo, đó chính là đạo văn.  Cách thức giảng dạy ở Việt nam trong nhiều năm qua vẫn chưa có thay đổi theo cách “thầy đọc, trò chép”, đây là một hình thức hướng dẫn đạo văn vô tình.  Khi trò trả bài hoặc làm bài thi mà không viết đúng ý thầy hoặc nguyên văn lời thầy giảng, thì bài thi không đạt; ngược lại để đạt tức là đạo văn!  Đạo văn cần phải được coi là một chuyên đề giảng dạy chính thức trong các trường học, mức độ nâng dần theo bậc học; nó được coi như là một bài học đạo đức chống lại hành vi ăn cắp, mà ở đây là ăn cắp ý tưởng, ăn cắp tri thức.  Hành vi này cũng được xử lí không khác gì ăn cắp vật chất.
Phải nói dứt khoát rằng bất cứ hình thức đạo văn nào cũng có thể xem là một tội phạm và cơ quan sẽ dứt khoát không dung túng.  Trung thực và liêm chính là những đặc tính số một trong nghiên cứu khoa học, và công bố bài báo khoa học cũng như giảng dạy là raisons d'être, là lí do để tồn tại của nhà khoa học.  Hơn 20 năm về trước, Al Gore, lúc đó còn là một thượng nghị sĩ (và sau này là phó tổng thống Mĩ) chủ trì một cuộc điều trần về gian lận trong khoa học, nhận xét: “Nền tảng của nghiên cứu khoa học dựa vào sự tín nhiệm của quần chúng và liêm chính trong hoạt động khoa học.”  Câu phát biểu này có tính phổ quát, và có thể thích hợp cho bất cứ hoạt động nghiên cứu khoa học tại bất cứ nước nào, kể cả ở nước ta. 
Chú thích:

[1] Tiếng Anh tương đương với khái niệm đạo văn là plariagism, và chữ này xuất phát từ chữ Latin plagiarius có nghĩa là kẻ bắt cóc.
[2] Xã luận trên Tập san Nature. Taking on the cheats.  Nature 18 May 2005.
[3] George A, Ricaurete. Retraction. Science 2003;302:1479.
[4] Schein M, Paladugu R. Redundant surgical publications: tip of the iceberg? Surgery 2001 Jun;129(6):655-61.
[5] Jane Howard, 'Dr. Ronald Wild takes college job in far northwest', Australian, 16 July 1986, p. 13; Anthony MacAdam, 'The professor is accused of cribbing', Bulletin, 1 October 1985, pp. 32-33.
[6] Price AR. Cases of plagiarism handled by the United States Office of Research Integrity 1992-2005. Plagiary Volume 1, Number 1:1-11.www.plagiary.org
[7]  Có thể xem bài “Sưu tầm, kế thừa và... đạo văn” của Nguyễn Hòa trên báo An ninh Thế giới do báo net Tin tức Online in lại vào ngày 3/5/2007.  Có thể xem thêm bài “Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức” trên báo Tuổi Trẻ 20/3/2004.
[8]  Bài báo công bố vào năm 2004 trong kỉ yếu của hội nghị lần thứ 8 của IEEE Advanced Motion Control (Kawasaki, Nhật) có tựa đề là “An optimal ship autopilot using a multivariate auto-regressive exogenous model”, còn bài báo gốc công bố trong hội nghị về Control Applications of Optimization (CAO2000), St Petersburg, Russia, có tựa đề là  “Ship’s optimal autopilot with a multivariate auto-regressive eXogenous model”. 

Bài báo gốc năm 2000
Bài báo năm 2004
Abstract: This paper presents a new application of the linear quadratic gaussian (LQG) control algorithm linked to the recursive least squares (RLS) algorithm applied to a multivariate auto-regressive exogenous (MARX) model of ship to construct an autopilot for steering ship. Simulation performed for training ship is described. As a first step of designing a tracking system, the optimal autopilot with the MARX model was used to keep and change the ship’s course during full-scale experiment aboard the training ship. It has been found that the autopilot has robustness and good performance for steering ship. Copyright © 2000 IFAC.

Keywords: estimation and identification, ship steering dynamics, quadratic optimal control, control design.
Abstract: Linear quadratic gaussian (LQG) control algorithm linked to recursive least squares (RLS) algorithm has been applied to a multivariate auto-regressive exogenous (MARX) model of ship to construct an autopilot for steering ship. It has been found from computer simulation and full-scale experiments aboard the training ship that the autopilot is robustness and has good features in both course keeping and course changing. 

Keywords: estimation and identification, quadratic optimal control, control design, ship steering dynamics.
Table 1. Statistical values of estimated paramaters

Para    Mean     Max      Min      Final
a1     -1.0078  -0.9970  -1.0171  -1.0078
a2     -0.0019  -0.0017  -0.0776  -0.0121
a3     -0.0303   0.0365  -0.0044   0.0318
b0     -0.0533  -0.0256  -0.7091  -0.0443

Table 1. Statistical values of estimated paramaters

Parameters Mean   Max      Min      Final
a1     -1.0078  -0.9970  -1.0171  -1.0078
a2     -0.0019  -0.0017  -0.0776  -0.0121
a3     -0.0303   0.0365  -0.0044   0.0318
b0     -0.0533  -0.0256  -0.7091  -0.0443

Hình con tàu Shioji Maru trong bài báo gốc
Hình con tàu Shioji Maru trong bài báo năm 2004



YKHOANET 24/05/2008

Sunday, October 17, 2010

Nói xấu người khác

...giống như mình đến thăm nhà người ta rồi cố tình nhìn và bơi móc thùng rác nhà người ta ra vậy. Kết quả: tay mình dơ, mũi mình hửi mùi hôi thối trước!!! 




Saturday, October 16, 2010

"Hải đội Hòang Sa"



Dưới đây là tự bạch của tác giả về bài hát
HẢI ĐỘI HOÀNG SA
Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Đó là câu ca dao còn lưu truyền trên đảo Lý Sơn kể về Hải Đội Hoàng Sa, là những đơn vị binh phu được triều đình Việt Nam giao nhiệm vụ cai quản Hoàng Sa như một phần lãnh thổ quốc gia.
Câu chuyện về những người lính cảm tử sao mà lay động lòng người. Trên những chiếc ghe bầu mong manh trùng khơi 6 tháng mỗi năm, một chiếc thẻ bài, một manh chiếu và 7 chiếc nẹp tre mà mỗi chiến binh mang theo là để mong xác mình được dạt về với quê hương.
Tôi mơ một ngày được đến Lý Sơn để thắp hương cho những ngôi mộ gió chiến binh Hoàng Sa. Dưới mộ không có xác người. Chỉ có đất đắp lên thay cho thịt, cành cây dâu xếp vào thay cho xương. Mà thấm đẫm hồn thiêng liệt sĩ. Hải Đội Hoàng Sa không phải là bài hát đầu tiên tôi viết về Hoàng Sa.
Và, nếu trời còn cho tôi sống, thì đây cũng sẽ không phải là bài hát cuối cùng. Ký ức Hoàng Sa sẽ sống mãi ở Lý Sơn, ở mọi nơi nào có người dân Việt sinh sống.
Trần Bắc Hải

Saturday, October 9, 2010

Khâm phục ý chí của một em học sinh cùng quê mình và xúc động khi thấy hình thầy giáo cũ

Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hân: Sống đẹp trong tuyệt vọng
TT - Một ngày đầu năm học 2010. Khi những tân sinh viên rạng rỡ bước vào ngôi Trường đại học KHXH &NV TP.HCM, có một người cha nước mắt lưng tròng ẵm con gái vào giảng đường.

Ngọc Hân cười thật tươi trong bữa tiệc mừng thi đậu với bạn bè và gia đình thầy giáo Bùi Ngọc Thạch (Ngọc Hân mặc váy đen, áo trắng, với tay trái đã cắt hai lần do ung thư di căn) - Ảnh: gia đình cung cấp
Người đàn ông ấy tên Nguyễn Nghĩa Hiệp, quê ở Chợ Gạo, Tiền Giang. Ngày nhập học cho sinh viên vừa trúng tuyển kỳ thi đại học 2010-2011, ông khẽ khàng luồn đôi tay thợ hồ chai sần của mình nâng cổ và chân con gái,
bế con lên như thuở còn ẵm ngửa. Từ quê, ông bế con trong tư thế đó trên chuyến xe đò đi 100km để đến Sài Gòn, đưa con gái Nguyễn Thị Ngọc Hân vào giảng đường đại học. Nhưng giảng đường trước mắt ông và cả con gái là chốn xa xôi dù có nhiều ước mơ tốt đẹp, khi hai năm về trước cánh tay Ngọc Hân sưng tròn lên bất thường vì bị ung thư xương.
Cô nữ sinh giỏi văn
"Có lúc chúng tôi tính đưa Ngọc Hân vào diện đặc cách tốt nghiệp. Cả năm học em ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà kia mà. Em kiên quyết không chịu và đòi đi thi giống bạn bè"
Cô giáo TRẦN THỊ NGỌC TUYẾT
Mẹ của Ngọc Hân đã khóc như thể bà đã gom nước mắt cả đời mình lại, mong hóa giải được căn bệnh trong thân thể con gái mình. Những ngày này, bà ngẩn ngơ trong những buổi sáng ở Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang khi Ngọc Hân bị trả về với kết luận: ung thư giai đoạn cuối. Bà khóc khi những vết đau khơi lại bằng nụ cười của Hân, câu chuyện của thầy cô, lời hỏi han của bạn bè.
Bà nhớ mình đã chạy vào bệnh viện cầu xin bác sĩ: “Hay bác sĩ cắt cánh tay tôi ghép cho con tôi đi!”.
Mọi lời cầu xin rơi vào vô vọng.
Ngọc Hân kể: “Em thích đọc Nam Cao, thích nhất truyện Một bữa no, bà già ăn xong một bữa là chết, đó là một hình ảnh có giá trị tố cáo hiện thực xã hội dữ dội”. Cô ngập ngừng, thở gấp gáp một cách yếu ớt.
Từ một tuần nay, Hân không còn nằm trên võng ở nhà để đọc sách và đưa theo nhịp võng bình yên của mẹ nữa. Cơn đau xuất hiện thường trực và xô ngã cô vào những đợt mê sảng đầy ác mộng. Hân gầy nhưng mỉm cười nói: “Em hơi mệt thôi!”. Và cô thiếp đi trong giấc ngủ.
Câu chuyện của Ngọc Hân trở đi trở lại đầy nước mắt trong trí nhớ những người xung quanh. Cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Ngọc Tuyết của Hân kể: “Tay Hân sưng lên, cho đến ngày bác sĩ ở thành phố bảo phải cắt chi, em vẫn xin bác sĩ hoãn lại vài ngày để em diễn xong vai trong buổi thi kể chuyện văn học ở trường”.
Những ngày đó Ngọc Hân vẫn ngồi học văn say mê với bạn bè bên gốc vú sữa của trường. Cô vẫn nghe những câu chuyện được cô giáo Thu Thủy dạy chuyên văn kể. Hân giấu giếm cái cườm tay đang sưng to lên và mơ hồ nhiều lo sợ. Hạnh phúc nhỏ bé của những ngày bình yên ấy giờ là kỷ niệm trong tấm giấy khen Hân đoạt giải 3 học sinh giỏi văn cấp tỉnh.
Trái tim bé bỏng không gục ngã
Sau khi bị cắt một phần cánh tay trái, Hân trở lại trường. Cô đi học như bao cô gái nhỏ ở quê nghèo với ước mơ sẽ đậu đại học và đi làm nuôi cha mẹ. Cô Tuyết nhớ lại: “Lúc đó thầy cô nào cũng nghĩ Hân phải nghỉ học hẳn chữa bệnh, nhưng em nói với tôi em mất tay trái mà, tay phải em sẽ viết bài. Em vẫn đi học bình thường”.
Ngọc Hân đi học trong niềm vui cháy bỏng khi cô giáo dạy văn nói với em: “Sống đẹp trong những ngày còn lại em nhé!”. Hân gục lên vai cô khóc lặng lẽ, khi em đưa tay cho cô sờ lên khối u di căn trên vai trái mà em giấu giếm không cho mẹ biết. Đó là lần duy nhất cô gái 17 tuổi tỏ ra yếu đuối vì căn bệnh tuyệt vọng của mình.
Với cánh tay phải, Hân vẫn miệt mài hàng giờ bên tờ báo tường của lớp, nắn nót từng nét chữ tươi rói màu mực cho ngày lễ 20-11 của lớp trọn vẹn. Những đêm khuya, bà Trần Thị Tư - mẹ Hân - canh cánh trong lòng khi con gái vẫn ngồi bên bàn viết miệt mài với những bài văn, con toán của năm cuối cấp. Hân ngồi lặng lẽ trên phản, trở mình với từng trang giấy được lật, bài học không bỏ phí một ngày.
Và những khối u cũng không ngừng lớn lên, cho đến ngày bác sĩ yêu cầu cô phải cắt bỏ tiếp một phần nữa của cánh tay trái.
Anh Châu Thành Toàn, một tình nguyện viên ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, nhớ lại: “Lần nào mình tới cũng thấy Hân ngồi trên sân thượng, sách vở trong tay, vừa học bài vừa ghi chép. Mẹ cô bé ấy đưa con đi chữa bệnh phải mang theo một túi sách vở cho bài học mấy ngày tới của con”.
Mười một lần truyền hóa chất với những cơn ói không dứt, sốt mê man, Hân đắp đổi những đau đớn bằng cánh tay phải cầm quyển vở, đọc kỹ từng bài thầy giảng ở lớp mà bạn bè quý mến chép lại cho mình. Hai năm trời đi lên đi xuống TP.HCM - Tiền Giang, Hân ở xa nhà cũng như gần nhà, chưa một ngày quên giải bài tập và học trọn vẹn bài khi đến lớp.
Có lần, buổi chiều truyền hóa chất ở TP.HCM xong, cô nằng nặc xin mẹ tự bắt xe đò về Tiền Giang. Cô tính: “Nếu con về sáng mai là con phải nghỉ thêm một ngày học. Mẹ để con về chiều nay, sáng mai con đi học”. Hân ngất lịm trên những chuyến xe dài 100km, mơ màng sốt khi thầy giáo bế em vào trường từ xe đò. Cô giáo bảo em nằm trong phòng y tế và Hân mỉm cười khi biết mình đã về nhà kịp để đi học.
Cuối năm lớp 12, Hân ở trong nhóm những học sinh có điểm thi tốt nghiệp cao của trường. Cô Ngọc Tuyết cho biết: “Có lúc chúng tôi tính đưa Hân vào diện đặc cách tốt nghiệp. Cả năm học em ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà kia mà. Em kiên quyết không chịu và đòi đi thi giống bạn bè. Khó ai ngờ điểm của em cao như thế”.
Ngày thi đại học, cha chở cô đến hội đồng thi. Ngọc Hân cười nheo mắt nhớ lại: “Em leo lên ba tầng lầu là thở quá trời luôn. Ngồi một lúc tỉnh lại mới viết bài thi được. Em mệt quá”. Suốt hai đợt thi đại học, Hân gần như không ăn uống gì. Ông Hiệp chỉ có thể đút vài thìa nước cam, vài muỗng cháo để con gái cố giữ sức đến ngày thi cuối cùng.
Và Ngọc Hân, 18 tuổi, đã đậu Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM trong khi bệnh ung thư xương đang di căn dữ dội trong cơ thể.
Ngọc Hân trong những ngày ở Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
Khát khao học
Nguyễn Thị Ngọc Hân sinh năm 1992, học sinh Trường THPT Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Nhiều năm liền cô là học sinh giỏi. Đầu năm học lớp 11, Hân bắt đầu phải điều trị ung thư xương ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Trong cùng năm, cô đoạt giải 3 học sinh giỏi văn cấp tỉnh.
Năm lớp 12, Hân thi tốt nghiệp với kết quả cao và ngay sau đó đậu Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM ngành tâm lý học ngay trong thời kỳ căn bệnh di căn. Cuối tháng 9-2010, Hân là một trong 140 tân sinh viên của Tiền Giang, Bến Tre được trao học bổng “Tiếp sức đến trường”.
Tình trạng sức khỏe hiện tại của Hân rất xấu nhưng không lúc nào cô ngưng nghĩ về chuyện học.
Căn bệnh không khuất phục được tâm hồn
Những ngày gần đây Hân không thể đi lại được. Có lần cô nằm tựa trên ba chiếc gối trong phòng, bỗng nhiên rút một chiếc gối ra và nói với mẹ: “Mẹ giặt gối để thứ hai con lên ký túc xá nhập học lại nghen!”. Người cha lặng đi trước lời con gái nói. Ước mơ ngồi trong giảng đường đại học của cô luôn cháy bỏng và nó làm tan nát trái tim ông.
Ông Hiệp chạm đôi tay nhọc nhằn vào bàn sách vở của con gái, nói: “Suốt hai năm qua chưa bao giờ con bé khóc. Nó dỗ dành mẹ. Nó dỗ dành bạn bè. Nó an ủi cả thầy cô. Nó chưa bao giờ khóc, ngay cả trong cơn mê sảng nó thét gọi mẹ ơi cứu con với”.
Cạnh bên nụ cười và sự lạc quan của Ngọc Hân với thế giới xung quanh, có rất nhiều người yêu thương cô hiểu rằng: Ngọc Hân đã là học sinh giỏi văn cấp tỉnh, đã đoạt giải nhất “văn hay chữ tốt”, đã vào Đại học Quốc gia... bằng một cánh tay viết chữ đẹp và một tâm hồn mà căn bệnh ung thư không thể hủy hoại được.
Một ngày cách đó không lâu, khi những tình nguyện viên ở Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình hỏi Hân thích gì, cô đã bảo mình muốn một kệ sách.
Giờ đây, trong căn nhà nhỏ xíu của gia đình Hân ở Chợ Gạo, Tiền Giang, chiếc kệ sách nằm bên cửa sổ đầy nắng. Hân sắp xếp vào đó những cuốn sách của Nguyễn Bính, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... Hân đặt trên ngăn cao hơn một chiếc cối xay gió nhỏ, một lọ đựng ngôi sao lấp lánh kỷ niệm.
Kệ sách nằm im và đợi Hân về như ngày đi học thuở nào...
LAN PHƯƠNG

Thursday, October 7, 2010

Like the flowing river....

Be like the flowing river,
Silent in the night.

Be not afraid of the dark,
If there are stars in the sky, reflect them back.

If there are clouds in the sky,
Remember, clouds, like the river, are water.

So, gladly reflect then too,
In your own tranquil depths.

-- Manual Banderia
Extracted from "Like the Flowing River" by Paulo Coelho

Story: "Genghis Khan and His Falcon"


One morning, the Mongol warrior, Genghis Khan, and his court went out hunting.  His companions carried bows and arrows, but Genghis Khan carried on his arm his favourite falcon, which was better and surer than any arrow, because it could fly into the skies and see everything that a human beiong could not.
[gengkhan.jpg]
However, despite the group’s enthusiastic efforts, they found nothing. Disappointed, Genghis Khan returned to the encampment and in order not to take out his frustration on his companions, he left the rest of the party and rode on alone. They had stayed in the forest for longer than expected, and Khan was desperately tired and thirsty. In the summer heat, all the streams had dried up, and he could find nothing to drink. Then, to his amazement, he saw a thread of water flowing from a rock just in front of him.
He removed the falcon from his arm, and took out the silver cup which he always carried with him. It was very slow to fill and, just as he was about to raise it to his lips, the falcon flew up, plucked the cup from his hands, and dashed it to the ground.
Genghis Khan was furious, but then the falcon was his favourite, and perhaps it, too, was thirsty. He picked up the cup, cleaned off the dirt, and filled it again. When the cup was only half-empty this time, the falcon again attacked it, spilling the water.
Genghis Khan adored his bird, but he knew that he could not, under any circumstances, allow such disrespect; someone might be watching this scene from afar and, later on, would tell his warriors that the great conqueror was incapable of taming a mere bird.
This time, he drew his sword, picked up the cup and refilled it, keeping one eye on the stream and the other on the falcon. As soon as he had enough water in the cup and was ready to drink, the falcon again took flight and flew towards him. Khan, with one thrust, pierced the bird’s breast.
The thread of water, however, had dried up; but Khan determined how to find something to drink, climbed the rock in search of the spring. To his surprise, there really was a pool of water and, in the middle of it, dead, lay one of the most poisonous snakes in the region. If he had drunk the water, he, too, would have died.
Khan returned to camp with the dead falcon in his arms. He ordered a gold figurine of the bird to be made and on one of the wings, he had engraved:
“Even when a friend does something you do not like, he continues to be your friend.”
And on the other wing, he had these words engraved:
“Any action committed in anger is an action doomed to failure.”
extracted from Like the Flowing River (2006), A collection of stories by Paulo Coelho
Like the Flowing River

Monday, October 4, 2010

Intel Anti-Theft Technology




Có ba cách để Intel Anti-Theft tự kích hoạt trên laptop bị đánh cắp:
  • Cách 1: Intel Anti-Theft sẽ tự kích hoạt nếu nhận được lệnh từ chủ nhân qua hệ thống dịch vụ mạng. Tuy nhiên, cách này chỉ hiệu quả nếu như kẻ gian dùng laptop của bạn truy cập Internet.
  • Cách 2: Intel Anti-Theft sẽ tự kích hoạt nếu kẻ gian thử mật khẩu đăng nhập vào máy quá số lần quy định.
  • Cách 3: Intel Anti-Theft sẽ tự kích hoạt nếu trong một thời gian dài (được quy định bởi người dùng) máy không được kết nối Internet.
Trong trường hợp Intel Anti-Theft được kích hoạt, laptop sẽ không thể hoạt động bình thường mà chỉ hiển thị một lời “cảnh báo” đến kẻ gian. Bên cạnh đó, toàn bộ dữ liệu sẽ được bảo vệ an toàn, ngay cả khi ổ cứng bị truy xuất từ một hệ thống khác.