Paddy came home an hour earlier than usual and found his wife stark naked on the bed. When he asked why, she explained," I am protesting because I don't have any nice clothes to wear."
Paddy pulled open the closet door. "That' ridiculous," he said, "look in here. There is a yellow dress, a red dress, a print dress, a pantsuit…..Hi, Bill!" And he goes on, "A green dress…."
This is compassion! It is compassion to his wife, it is compassion to Bill. No jealousy, no fight, just simply,"Hi, Bill How are you?" and he goes on. He never even inquires, " What are doing in my closet?" Compassion is very understanding. It is the finest understanding that is possible to man.
an extract from the book "Compassion: The Ultimate Flowering of Love" by Osho
An anecdote from the book "Compassion: the Ultimate Flowering of Love" by Osho:
" I have brought a frog," said the professor of zoology beaming at his class, 'fresh from the pond, in order that we might study its outer appearance and later dissect it.'
He carefully unwrapped the package he carried and inside was a neatly prepared ham sandwich. The good professor looked at it with astonishment.
'Odd!' he said, 'I distinctly remember having eaten my lunch.
In scientific work, in scientific research, in the science lab, you need concentration. You have to concentrate on one problem and exclude everything else -- so much so that you almost become unmindful of the remaining world. The only problem that you are concentrating upon is your world.
That's why scientists become absent-minded. People who concentrate too much always become absent-minded because they don't know how to remain open to the whole world.
"The land Down Under" is known for its position in the southern hemisphere, under the Equator, below many other countries on the globe. This is because when one looks at a map in the most common way, Antarctica at the 'bottom' of the page, north appears to be "up" and south; "down".
Sydneysider Kristian Anderson, 35, has been having chemotherapy since he was diagnosed with cancer in October 2009. He made the video for his wife of seven years, Rachel, as a birthday present and a thank-you for her support. The family apparently caught Oprah Winfrey's attention and she announced to give the family a cheque for $250,000 so they could "take the year off and get well" in her talk show with 6,000 audience on the Sydney Opera House forecourt this morning.
TT - Năm 2010 được chọn đồng thời là Năm Đức ở VN và Năm VN ở Đức, khi chúng ta kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Có một gương mặt giản dị, thân quen góp phần làm nên quan hệ tốt đẹp và giàu truyền thống đó: tiến sĩ y học Norbert Moos.
Tiến sĩ Moos tại lễ khánh thành Bệnh viện Thể thao VN - Ảnh: V.C.A.
Ở Đức có một khái niệm “thế hệ 1968” để nói về một thế hệ tìm kiếm, một thế hệ đấu tranh, trong đó có những cuộc xuống đường rầm rộ và không mệt mỏi ủng hộ VN trong cuộc chiến tranh giải phóng.
Từ năm 1968...
Năm 1968, Norbert Moos tròn 20 tuổi. Ông đã sống như một người tiên phong trong thế hệ của mình. Để rồi tình yêu VN luôn cháy mãi không thôi. Để rồi ông luôn trăn trở làm sao truyền lại tình yêu ấy cho các thế hệ sau, thể hiện tình yêu ấy trong những công việc cụ thể. Mà tất cả phải có hiệu quả thật sự, đúng với phong cách làm việc của một người Đức.
Tôi gặp ông năm 1992, tại một hội nghị khoa học quốc tế. Khuôn mặt đôn hậu, sáng láng, thái độ say mê trong các cuộc thảo luận đã hấp dẫn tôi. Và khi đã gặp, đã nói chuyện với nhau rồi, chúng tôi đều hiểu đây quả thật là một duyên kỳ ngộ: ông - muốn gắn bó với VN, còn tôi - đang kiếm tìm những khả năng công nghệ trong cuộc mở cửa để phát triển. Ông lập tức sang VN, để suy nghĩ và kiểm tra nên làm như thế nào.
Norbert Moos
Sinh ngày 7-2-1948.
* Tiến sĩ y học, chuyên khoa: chấn thương chỉnh hình, y học thể thao, vật lý trị liệu.* Huy hiệu “Vì sự nghiệp TDTT“ của Việt Nam.* Số lần sang làm việc tại Việt Nam: 25.* Số ca mổ ở Việt Nam: 300 (Bệnh viện Thể thao, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Chợ Rẫy, Quân y viện 175, Viện Vật lý y sinh học).* Số cán bộ Việt Nam sang tu nghiệp tại Đức: 7.* Các buổi giảng bài ở Việt Nam: 30.* Công nghệ chuyển giao sang Việt Nam: 3.
Thật ra việc làm đầu tiên của TS Moos ở VN là những ca mổ thay khớp háng bằng công nghệ mới khi sử dụng khớp nhân tạo thích nghi sinh học. Nhưng ông được nhiều người biết đến khi thực hiện ca mổ tái tạo dây chằng chéo trước cho Hồng Sơn năm 1996, sau đó kiên trì hướng dẫn anh thực hiện quá trình phục hồi gian nan. Sau hơn tám tháng điều trị, Sơn đã trở lại sân cỏ.
Đấy là một ngày tôi không bao giờ quên. Thể Công vào thi đấu trong Nam, và trận đầu thua ngay Hải Quan 0-2. Giám đốc CLB Hà Quang Liêm nghĩ rất lâu rồi quyết định tung Hồng Sơn, vẫn đang nghỉ ở Hà Nội, nhập cuộc. Để gây bất ngờ, Sơn bay vào bằng một chuyến bay quân sự trên máy bay AN 26. Và trong trận đầu tiên trở lại ấy, Sơn đã thi đấu xuất sắc, ghi một bàn giúp Thể Công thắng Cảng Sài Gòn 2-0. Bây giờ việc phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước đã trở nên phổ biến, nhưng chính ông Moos là người đã đưa công nghệ này vào VN từ 15 năm trước, một việc làm gây nhiều tác động đến toàn bộ sự phát triển của nền y học thể thao còn non trẻ của VN.
Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy Norbert Moos yêu VN, say mê VN bằng cả cuộc đời của mình. Khi đến thăm Huế, ông tỉ mỉ hỏi đến từng ngôi nhà, từng mảnh đất, từng con số liên quan đến cuộc chiến hồi Mậu Thân, rồi ông dành hẳn một ngày tỉ mỉ chụp ảnh từng hiện vật trong bộ trưng bày đồ lam Huế tại nhà anh Hoa - giám đốc Sở Văn hóa hồi bấy giờ.
Khi đến Hội An, ông nằng nặc đòi ngủ lại ở một nhà khách bình dân để hưởng hết bầu không khí mộc mạc của thành phố cổ kính này. Ông đã đưa vợ và cả ba người con sang nghỉ ở VN, lên Sa Pa sống trong nhà dân trên triền núi, về Hạ Long ở trên một con thuyền dập dềnh sóng biển... Ông thích món rau muống xào đến mức nghiện, và nghiện luôn cả món cá kho tộ... Khi góp ý xây dựng Bệnh viện Thể thao VN, ông bàn: “Nên làm hành lang to hơn một chút, vì tôi thấy bệnh nhân VN có rất nhiều người nhà vào thăm, khác hẳn bên Đức”.
Truyền nghề
Ngay khi mổ cho Hồng Sơn, TS Moos đã băn khoăn: làm thế nào để những ca mổ như thế này có thể tiến hành tại VN. Đấy cũng chính là mong ước của chúng ta: chuyển giao công nghệ. Và hơn 10 năm sau, ca mổ tái tạo dây chằng chéo trước cho Ngọc Châm đã được tiến hành rất thành công ở Bệnh viện Thể thao VN. Đứng phụ cho bác sĩ Moos trong ca mổ này là bác sĩ Tùng, người được mời sang tu nghiệp tại Đức. Phụ trách phục hồi cho Châm, cũng rất thành công, là bác sĩ Phú, từng ba tháng sang học tập tại Bệnh viện St. Joseph-Bonn, nơi bác sĩ Moos là đầu ngành về chấn thương chỉnh hình.
TS Moos luôn nhấn mạnh: đào tạo, đào tạo bác sĩ trẻ. Ông vẫn than phiền làm như thế này thì chậm quá, số bác sĩ được đào tạo ít quá. Ít ai trong chúng ta biết rằng có một quỹ học bổng mang tên Moos. Với quỹ này, ông đã mời bảy bác sĩ VN sang học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đức, trong số đó có trung tướng Bình - hiện là giám đốc Học viện Quân y, GS Phượng - hiện là tổng cục phó Tổng cục TDTT, GS Hùng - hiện giảng dạy tại Đại học Y dược TP.HCM, bác sĩ Diệm - Viện Vật lý y sinh học, bác sĩ Đồng - Quân y viện 175... Chính với sự tham gia tích cực của TS Moos, kỹ thuật thay khớp háng và tái tạo dây chằng chéo trước đã sớm đến với Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Quân y viện 175 và toàn bộ quy trình chăm sóc vận động viên đã sớm đến với Bệnh viện Thể thao VN.
Ngay từ ngày đầu, yêu cầu giảng dạy và truyền bá thông tin đã được TS Moos đặt lên vị trí hàng đầu. Ông tham gia nhiều buổi giảng dạy: trong lớp chuyên khoa cấp I về y học thể thao, trong lớp đào tạo bác sĩ của Liên đoàn Bóng đá VN, tại Viện Khoa học TDTT, tại Bệnh viện Thể thao, tại các cơ sở khoa học y học của quân đội - nơi rất coi trọng việc phát triển chuyên ngành chấn thương chỉnh hình... Những buổi nói chuyện đại chúng của TS Moos cũng rất hấp dẫn, như buổi nói về y học thể thao tại Viện Goethe - Hà Nội, cũng là nơi ông đã tổ chức một buổi sưu tầm ảnh VN rất độc đáo.
Tại Á vận hội lần thứ 16 tổ chức tại Quảng Châu vừa qua, có hai kỹ thuật viên vật lý trị liệu người Đức đi cùng: anh Ruben và chị Thim, những người được chính TS Moos lựa chọn theo yêu cầu của lãnh đạo ngành TDTT VN. Chiều 28-11 tại sân bay Nội Bài, khi chia tay các vận động viên điền kinh, chị Thim đã khóc nức nở, rồi phải lấy cặp kính đen to che đi đôi mắt đỏ ngầu của mình. Tôi thật tiếc là ông Moos đã không được chứng kiến cảnh này. Bởi nếu ông có mặt ở đây, có lẽ ông sẽ yên lòng vì tình yêu VN của ông đang tiếp tục sống, vì công việc y học thể thao của ông sẽ tiếp tục có người thực hiện.
Bạn ơi...
Có một lần, TS Moos yêu cầu tôi đưa ông đến gặp nhà nhiếp ảnh quân đội Đoàn Công Tính để mua lại một số ảnh về chiến tranh VN. Ông nói với tôi: “Tôi muốn làm một triển lãm ở Đức để thế giới không quên VN”. Tôi băn khoăn: “Liệu có nhiều người xem không?”. Ông dứt khoát: “Chắc chắn nhé, nếu Mỹ tấn công Iraq thì sẽ có rất nhiều người tìm đến xem những bức ảnh này”. Quả đúng như thế. Ông bác sĩ này có một nhãn quan chính trị thật sắc sảo.
Ông Moos xây dựng một nhà triển lãm ảnh của riêng mình ở Cologne. Ông thường xuyên tổ chức triển lãm ảnh, tham gia các cuộc triển lãm ảnh và tự mình chụp ảnh - làm ảnh. Ông quả thật có tính cách một nghệ sĩ. Ông muốn trong ngôi nhà triển lãm của mình có một cái gì đó rất VN. Cuối cùng, ông chọn gỗ lim để lát sàn nhà và làm bậc cầu thang. Cái nền gỗ lim ấy, các bậc gỗ lim ấy càng ngày càng bóng loáng. Cũng giống như bụi tre ông trồng ở đầu nhà, bụi tre lên mạnh, sống khỏe một cách bất ngờ trên xứ sở băng tuyết.
Tôi viết đến đây và vẫn chưa đếm lại đã được bao nhiêu từ. Bao nhiêu từ để nói hết những điều muốn nói đây? Có lẽ không biết được. Tôi chỉ muốn khi bài báo này được in ra, tôi sẽ gọi điện thoại cho Norbert Moos và nói rằng bạn ơi, những người bạn VN đang đọc về bạn đấy.
Cũng thật hay, năm nay là năm của bạn bè hai nước chúng ta.
VŨ CHÍ ANH
Kế thừa tình yêu Việt Nam
Tiến sĩ Moos và tác giả
Điều Norbert Moos băn khoăn: làm sao để tình yêu VN nơi ông có sự kế thừa. Ông có một cậu con trai cả. Lần đầu tiên đưa cháu sang VN, ông yêu cầu tôi chọn cho bố con ông một khách sạn bình dân chứ không ở chế độ nhiều sao. Ông giải thích: ”Cháu bé mà ở sang quá thì dễ hư hỏng”.
Rồi ông dặn tôi dành cho ông một ngày tự do khi bố trí lịch làm việc. Sau mới biết, ông dành ngày ấy để thuê một con thuyền chở bố con ông len lỏi trong các kênh rạch thành phố. Khi đã yêu thì phải hiểu tất cả và yêu tất cả. Cuối cùng, ông cho cháu ở lại Hà Nội học một năm ở trường quốc tế, để kế thừa một tình yêu ông phải truyền lại: tình yêu VN.
Technique: the three R's: RECORD, RETAIN & RETRIEVE.
"That is, you have to say, what is the piece of information I want to learn, and you record that. Then you have to figure out where you're going to put it. I don't just throw it in my brain. Am I going to put it with car information, will I put it with insurance information. So you actually get disciplined enough to organize the information you retain in some kind of filing system. And then when you're ready to retrieve it, you know where to get it, just like filing information in a filing cabinet."
Hôm nay tự nhiên thấy thương J. ghê! Dáng gầy nhom, người khẳng khiu nhưng hết lòng vì tụi sinh viên. Hôm qua mưa lớn, nước ngập cả building. Office của Sup. bị cấm vào, 'trò' loay hoay mãi mới kiếm được Cô. Hai Cô trò đành 'mượn tạm' phòng khác để 'đàm đạo. Khuyến khích, động viên, gợi mở,.... Về nhà rồi mà vẫn rất nhớ nụ cười hiền từ của Cô. Thương Cô nhiều lắm.
"Đêm khuya thầy chưa ngủ bên trang vở chúng em, mệt mài ghi chăm chú, bao khó nhọc dưới đèn. Ôi tình thầy bao la, bát ngát như rừng hoa, vì đàn em thân yêu..."
Thầy Bùi Ngọc Thạch và cô Huỳnh Thị Kim Lan.
Ai đã sống qua tuổi học trò, nghe câu ca này mà không xao xuyến khi nghĩ về công lao của thầy, cô dạy dỗ. Trong rừng hoa dạy tốt của Trường THPT Chợ Gạo, chúng tôi muốn nhắc đến thầy Bùi Ngọc Thạch, người đã ngót ba mươi năm làm nghề "đưa đò" bằng phấn trắng, bảng đen. Người ta nhận ra thầy trước tiên là dáng đi khập khiểng bởi cơn sốt bại liệt từ nhỏ làm chân phải của thầy phát triển không bình thường. Cũng chính vì vậy mà thầy đã từng động viên, khuyên những em học trò có thân thể không may mắn như mình để các em không mặc cảm: "Thân thể mình què quặt nhưng tâm hồn các em không hề tật nguyền!"
Năm 1980, tốt nghiệp Đại học Khoa học (nay là Đại học Khoa học tự nhiên) khoa Toán, thầy về dạy ở Trường PTTH Vĩnh Kim đến tháng 10/1992, thầy chuyển về quê và tiếp tục phụ trách môn Toán học ở Trường THPT Chợ Gạo cho đến nay. Trong quá trình giảng dạy thầy tự nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao tay nghề. Thầy cho rằng muốn dạy tốt cần có khả năng diễn đạt và nhất là phải thấu hiểu vấn đề mới truyền đạt tốt cho học sinh. Thầy có cách dạy riêng, không phải cái kiểu dạy "thương con cho roi, cho vọt". Thầy gần gũi học sinh, nhất là những em yếu kém về học lực, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và nguyên nhân các em học kém, sau đó tùy trường hợp mà giúp đỡ, tạo niềm tin cho các em tự tin học tập. Thầy cho rằng nếu hiểu được các em thì lời dạy dỗ của thầy cô mới có hiệu quả. Gần đây nhất là trường hợp của hai em Đặng Thị Vui và Huỳnh Thị Diễm Mi, lớp 12A10 (năm học 2009 - 2010) yếu các môn tự nhiên lại không siêng học. Mấy lần thi thử đều rớt. Theo nguyên tắc, học sinh khối 12 thi thử một, hai lần mà rớt thì mời phụ huynh đến trường. Thầy Thạch không áp dụng hình thức đó, thầy gặp gỡ hai em, hỏi thăm chân tình, tìm hiểu nguyên nhân rồi điều chỉnh chỗ ngồi ở vị trí dễ tiếp thu. Động viên, khích lệ, khen thưởng các em từng tiến bộ nhỏ để hai em phấn chấn học hành. Thật bất ngờ, hai em dần dần tiến bộ và thi đậu đại học. Vui học ngành Đông phương học (Trường Đại học Mở) Diễm Mi đang học ngành Văn (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). Học trò của thầy rất nhiều người đã thành đạt và có địa vị trong xã hội như: Huỳnh Công Lớn, cán bộ giảng dạy Trường Đại học Bách khoa, hiện đang học tiến sĩ ở Đài Loan; bác sĩ Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc Bệnh viện Tân Phước; Nguyễn Văn Mẫu, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Kim Châu Thành; nhiều người là kiến trúc sư, bác sĩ, làm nghề giáo... Hàng năm, học trò cũ vẫn rủ nhau về thăm thầy trong những dịp lễ, tết.
Thầy Thạch kể: "Thời thầy là sinh viên (1978...) rất là khổ cực. Tiền học bổng và dạy thêm chỉ đủ hai bữa cơm nhà nghèo. Thầy chỉ ăn mỗi ngày một bữa, nhịn một bữa để có tiền cho những nhu cầu khác. Thầy thường ăn cơm trễ, nếu có cơm dư thì xin về để ăn chiều. Có hôm đói lả người, leo lên cầu thang muốn không nổi, uống nước thay cơm mà cái bụng cứ réo gào. Những năm 1983- 1985, thầy lập gia đình với cô Huỳnh Thị Kim Lan, lúc đó ở tập thể nên ngoài giờ dạy thầy cô cùng trồng rau cải, môn để ăn, hàng ngày chỉ mua cho con 100g thịt... Lây lất với cái nghèo nên vợ chồng thầy rất cảm thông với học sinh có hoàn cảnh thiếu thốn".
Ba mẹ thầy là nông dân nhưng rất quý cái chữ nên tất cả bảy anh em của thầy đều theo nghề giáo. Người chị lớn của thầy là Nhà giáo ưu tú Bùi Ngọc Trắng, nguyên là giáo viên Trường THPT Chuyên nay đã nghỉ hưu; nhà giáo Bùi Tuyết Hồng cũng là cựu giáo viên của Trường THPT Trương Định. Hiện tại tính thêm thế hệ con cháu của thầy thì gia đình đã có 18 người theo nghề dạy học. Hai con thầy đều ngoan và học giỏi. Con gái Bùi Huỳnh Thủy Thương (1984) là học sinh giỏi tiếng Anh giải 3 toàn quốc được tuyển vào lớp Cử nhân tài năng của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn hiện được trường giữ lại làm giáo viên Anh ngữ. Con trai là Bùi Huỳnh Lam Bửu (1988) đang học năm cuối chương trình liên kết cử nhân công nghệ thông tin (Đại học Khoa học tự nhiên), em cũng từng đoạt giải 3 môn hóa học toàn quốc. Thầy chia sẻ: "Ngay từ khi các cháu còn nhỏ, thầy và cô đã tạo cho chúng thói quen làm việc có giờ giấc, hỗ trợ con trong học tập. Khuyên con cố gắng học tốt chứ không đặt nặng thành tích hay áp đặt con phải theo ý mình mà tôn trọng quyền lựa chọn của các cháu. Có lẽ thầy có phước nên các cháu đều ngoan và thông minh, học giỏi..."
Mỗi năm gần đến thi tốt nghiệp là nhà thầy thêm chật chội và náo nhiệt bởi thầy đem học sinh yếu về kèm cặp, hồi còn hai con ở nhà.., cứ đến lúc như vậy thì mọi sinh hoạt gia đình rất khó khăn nhưng cô Lan và hai cháu Thương, Bửu luôn có sự đồng cảm, ủng hộ. Thấy học sinh có hoàn cảnh khó khăn là thầy tìm cách kêu gọi mọi người ủng hộ, giúp đỡ. Đặc biệt là trường hợp của hai em Chung Tú và Ngọc Hân, mặc dù không dạy dỗ hai em nhưng thương hai em nhà nghèo, bệnh tật mà hiếu học, thầy đã tổ chức tiệc mừng đậu đại học cho Tú và Hân, vận động nhóm học trò cũ ở Vĩnh Kim, thầy cô và học sinh Chợ Gạo quyên góp hỗ trợ cho hai em mỗi suất là 5 triệu đồng. Sau đó cùng cô Lan (vợ thầy) đưa Chung Tú lên tận Thủ Đức để nhập học. Riêng Ngọc Hân thầy vận động bạn bè lót gạch bông, trang trí căn phòng của nhà Hân để em dưỡng bệnh. Lòng tốt của thầy Thạch được nhiều người hưởng ứng, người thợ thuê lót gạch cũng không nhận tiền công. Cảm động trước tấm chân tình của thầy, chị Trần Thị Tư, mẹ Ngọc Hân đã nói: "Thầy Thạch và cô Lan như cha mẹ thứ hai của bé Hân, thầy cho lót gạch, mắc đèn, treo hoa và tranh như phòng của công chúa để bé Hân nó vui. Mỗi lần đến thăm gặp Hân đang trong cơn đau nhức là thầy cô cận kề xoa bóp, động viên Hân cố vượt qua. Gia đình tôi không biết làm sao để trả ơn này..."
Khi biết cô Nguyễn Thị Thành (1942) ở cạnh nhà thường buồn và khóc vì con liệt sĩ Châu Văn Thanh hy sinh ở chiến trường K năm 1984 mà chưa lấy cốt về Việt Nam, thầy Thạch không ngại khó khăn đã đi gõ cửa các ngành chức năng từ huyện đến tỉnh. Nhiều người bảo việc này rất nhiêu khê nhưng thầy không nản lòng, cuối cùng thầy đã giúp cho bà mẹ tìm được mộ con ở Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Hài cốt đem về cải tang đã mười mấy năm nhưng gia đình không hay, đến năm ngoái nhờ thầy Thạch quyết tâm tìm kiếm và đã chở bà Thành đến trước mộ con mình.
Suốt mấy mươi năm đứng trên bục giảng, thầy chưa được nhận một giấy khen, bằng khen nào cho sự nghiệp giảng dạy của mình nhưng những trái tim yêu thương của bao thế hệ học trò đã kết thành vòng nguyệt quế dành tặng cho thầy. Xin trích những đoạn văn cháy bỏng niềm kính yêu ấy của những "khách lữ hành" đã đi qua "con đò kiến thức" của thầy Bùi Ngọc Thạch "...Những lần nhìn thấy mắt thầy đỏ lòng chúng con rất đau và tự hỏi tại sao mình lại làm cho thầy buồn để rồi cảm thấy lương tâm chúng con đầy tội lỗi... Dù sức khoẻ thầy không được tốt như bao nhiêu người khác, nhưng thầy có một trái tim, một tấm lòng cao cả, thầy đã cho chúng con thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách trong học tập cũng như trong cuộc sống... Chúng con yêu thầy nhiều lắm!"
"Những điều mà thầy dạy cho tụi con không chỉ là những công thức trong sách vở, tụi con học được ở thầy niềm tin, đạo đức, cách làm người...Những thứ đó không hề nhỏ bé và không phải ai là nhà giáo cũng làm được!"