Sunday, September 26, 2010

How To Create an Animation by Photoshop


Step 1: Start a new composition

Open images in Photoshop. Start a new composition by going to File, New, and then setting the image size. 

Step 2: Unlock the background layer

Double click on the Background layer in the Layers window to unlock it.

Step 3: Add images to the composition

Copy & Paste each image in the new composition.

Step 4: Launch Animation window

Launch the Animation window by selecting Window on the top menu, and then clicking Animate. The Animation window will appear at the bottom.

Step 5: Hide layers

Specify which layers you want to see on the first frame of the animation by hiding the others. Hide a layer by clicking on the eyeball icon next to it in the Layer menu.

Step 6: Add new frames

Click the Add New Frame or Duplicate Selected Frames button in the Animation window. As you add new frames, specify which layers to hide and show as the animation progresses.

Step 7: Adjust the animation

Set the animation to loop by selecting Forever at the bottom left corner of the Animation window. Click Play to test the animation and adjust the timing by clicking the seconds under the frame.

Step 8: Save

Save the animated gif by going to File, Save for Web and Devices, and selecting GIF

Saturday, September 25, 2010

Những công việc thầm lặng _ Thật đáng khâm phục!

“Thế giới ngầm”
TTCT - Thả mình dưới những lòng cống ở độ sâu từ 3-4m, ngụp lặn dưới dòng nước lạnh, dơ bẩn, lãnh đủ mọi thứ mùi hôi thối thốc lên nồng nặc để vớt chất thải... đó là “thế giới ngầm” của những công nhân làm nghề thoát nước. Giữa ồn ào phố thị, họ âm thầm làm công việc mà theo họ “ít ai làm” để mang lại sự thông thoáng dưới từng lòng cống.
Ánh mắt của anh Trần Phong Sơn (tổ 9, Xí nghiệp thoát nước Nam TP.HCM) dưới độ sâu gần 3m. 12 giờ trưa, nắng gay gắt nhưng anh và một số anh em trong tổ vẫn miệt mài vớt rác dưới lòng cống trên đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7) vì sợ triều cường dâng
Mùa mưa là thời điểm những công nhân làm nghề thoát nước phải chạy đua với công việc của mình. Làm ngày không kịp, họ tranh thủ làm đêm vì nhiều tuyến đường bị ngập vì triều cường, phải đợi đến lúc nước rút mới có thể làm được. Đó có thể là lúc 12 giờ trưa nắng rát hay nửa đêm về sáng rét buốt da thịt.
Để có cái nhìn cận cảnh hơn về công việc của những công nhân thoát nước, CTV Tuổi Trẻ đã theo chân tổ 1 và tổ 3 thuộc Xí nghiệp thoát nước Bắc Nhiêu Lộc (TP.HCM), xuống lòng cống và ghi lại những hình ảnh về công việc cực nhọc, nguy hiểm này.
Với những loại cống hộp, lượng rác thải nhiều, công nhân xuống hỗ trợ nhau phải từ 3-4 người. Người cào rác từ lòng cống ra, người xúc, người đỡ rác thải lên. Trong ảnh: anh Tòng và một số anh em vớt rác từ một miệng cống trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh)
Anh Bùi Văn Phước (tổ 1) ngâm mình dưới lòng cống trên đường Nguyễn Hữu Cảnh để cào rác
Bàn tay to bản sần sùi của công nhân thoát nước bao giờ cũng lấm lem bùn đất
“Bốn tại chỗ” - ăn tại chỗ, uống tại chỗ, nghỉ tại chỗ và tắm giặt tại chỗ. Đó là đặc trưng nghề nghiệp của những công nhân thoát nước. Trong ảnh: sau nhiều giờ ngâm mình dưới lòng cống, những công nhân thoát nước tắm giặt ngay bên vỉa hè
Máy tời kéo chất thải từ cống lên
...Và xoài người trên mặt đường để kéo rác từ dưới cống lên
HOÀNG LỘC

Wednesday, September 22, 2010

Prezi _ NEW authoring tool

File:Prezi.com-logo.pngI just came to know about this tool in the first month in Adelaide when I went to Flinders University to join a seminar on Medicine organised by my cousin. I was amazed by a presentation which looks like a PowerPoint one but I knew it completely was not. I wondered if it was MS PowerPoint 2010. I have pushed myself to find out what it is. By chance, today, when I was looking for a website on ICT in ELT, reading an article from http://blogs.ihes.com/tech-elt/ and then I found out it is PREZIhttp://prezi.com/learn/      


"Prezi is a web-based presentation application and storytelling tool that uses a single canvas instead of traditional slides. Text, images, videos and other presentation objects are placed on the infinite canvas and grouped together in frames. The canvas allows users to create non-linear presentations, where they can zoom in and out of a visual map. A path through different objects and frames can be defined, representing the order of the information to be presented. The presentation can be developed in a browser window, then downloaded so that an internet connection is not needed when showing the presentation." (http://en.wikipedia.org/wiki/Prezi)


It is worth spending time on this new authoring tool.





Vietnamese folk song by Australian pupils





‘Lý con sáo’ trên sân khấu Úc

Khoảng lặng

Ngay khi hai MC ‘nhí’ vừa giới thiệu bài hát ‘Lý con sáo’, cả hội trường lắng xuống với tiếng guitar rải bập bùng khúc dạo đầu của nhạc sĩ Lê Tuyên. Người góp công đưa ‘Lý con sáo’ có mặt tại hội diễn, kiêm điều hành ban nhạc, nói trong suốt đêm diễn, anh chỉ chờ đến giờ phút này.
Đó là giờ phút mà 300 cái miệng xinh xắn của các em học sinh tiểu học cùng đồng thanh một làn điệu dân ca thuần Việt. ‘Ai í ai i đem, con sáo sáo sang sông” - những phụ âm ‘s’ được phát ra rất chuẩn, theo cách nhả chữ rặt Nam Bộ.
Buổi diễn kéo dài chừng hai tiếng đồng hồ, với 12 bài hát do dàn hợp ca có mặt trên sân khấu từ đầu tới cuối, và khoảng chừng đó tiết mục hát múa đại diện cho 11 trường trong vùng.
Tuyệt đại đa số các tác phẩm được trình diễn đều sôi động trên nền nhạc pop, rock và trang phục đủ màu sắc của các bạn nhỏ. ‘Lý con sáo’ được hát ở những phút cuối, trở thành một điểm nhấn quan trọng, lạ, mềm, sâu lắng và không kém phần ‘hàn lâm’.
Trong tiếng vỗ tay tán thưởng của khán giả, có những giọng Việt Nam thốt lên: “hay quá!”

Bình đẳng

Một chị phụ huynh có con theo học trường tiểu học Yagoona, gần kề với Bankstown nơi diễn ra hội diễn, quay qua tâm sự: “Tôi rất bất ngờ và xúc động. Đây có lẽ là bản trình diễn hay nhất của ‘Lý con sáo’ từ trước đến giờ.”
Nhạc sĩ Lê Tuyên không giấu được niềm vui khi bạn bè, người thân đến chúc mừng và bày tỏ niềm cảm động khi đêm diễn vừa dứt. Anh nói: “Điều quan trọng nhất là mình muốn giới thiệu một nhạc phẩm mang tính biểu tượng của Việt Nam và ghi dấu ấn cho khán giả, rằng, nhạc Việt là như vậy. Dù chúng ta có nói văn hóa Việt phong phú đến đâu mà không đưa ra được một điển hình nào thì những người sắc dân khác họ cũng không thể ghi nhớ.”
Khác với hầu hết các cuộc trình diễn hay giới thiệu văn hóa Việt ở nước ngoài, ‘Lý con sáo’ xuất hiện ở Gillawarna đã trở thành một trong những biểu tượng tinh thần chung cho sự đa văn hóa của Úc. Ở đây không có sự thi thố hay đua tài tranh sắc giữa các nền văn hóa. Trong số 12 tiết mục được tuyển chọn cho dàn hợp ca trình bày, chỉ có ‘Lý con sáo’ và một bài nữa của Châu Phi, còn lại đều là nhạc phổ thông Âu, Mỹ, Úc.
Ông Lê Tuyên nói: “Khán giả Việt có thể thấy tự hào về bản sắc của dân tộc mình nhưng hơn thế, tôi muốn nhấn mạnh rằng âm nhạc và văn hóa Úc cần được làm phong phú bởi các bản sắc khác nhau, một cách bình đẳng. Tư thế của nhạc truyền thống Việt Nam, do đó, xứng đáng được khẳng định.”
Tư tưởng này cũng được nhạc sĩ Lê Tuyên khẳng định qua việc nhận diện bản thân như một “người Úc gốc Việt” khi tiếp cận về văn hóa, hoàn toàn khác với nhận diện “người Việt sống ở Úc”. Anh cũng vừa có buổi trình diễn thành công tại Đại học Quốc gia Úc một tuần trước đó với tựa đề ‘Âm nhạc guitar Úc với ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam’.
Nếu chứng kiến 300 em thiếu nhi đủ mọi màu da cùng hát ‘Lý con sáo’, bạn hẳn có thể chia sẻ quan điểm của nhạc sĩ Lê Tuyên, rằng, thế giới thần tiên của các em không cần thiết phải có ranh giới nào. Và ngay cả con sáo cũng có thể bay vượt qua mọi chiều kích không gian và thời gian.

Monday, September 20, 2010

Writers' Circle


Joining Writers' Circle by Monica Behrend for the whole day today was really meaningful to me. Monica is a Research Education Adviser working with research students who are International and for whom English is an additional language (EAL). She is so friendly and helpful. I enjoyed her session a lot and forgot about taking the wrong bus, being lost and late ;). in the morning.

Grammar & Young Learners

Tuesday, September 14, 2010

Whispering Wall - Barossa Reservoir


Built between 1899 and 1903, the design came from the Irish-born Alexander Moncrieff - an government engineer. It was named "the Whispering Wall" because of its unique acoustic effects: words whispered at one side can be clearly heard at the other, 144 metres away.


with my Uncle




whispering



whispering wall







Barossa Valley - the most famous wine region in Australia

I came to this valley yesterday with my uncle and his friends. The landscape here is amazingly beautiful! Barossa Valley is about 70 kms (more than an hour drive) northeast of Adelaide City, South Australia. It  is famous for its award winning wine & rich farmland. 

Mc Guigan Wines


Vineyard




Mc Guigan Wines

Uncle Toan, Uncle An & Aunt Truc

drinking wine

the stream nearby



Saturday, September 11, 2010

Nhân kỷ niệm ngày 11/9 _ Đọc một câu chuyện cảm động

9 năm sau vụ 11/9, ký ức không phai nhòa
 Thứ Bảy, 11/09/2010 --- cập nhật 10:34 GMT+7


Deena Burnett nhớ như in cuộc gọi của chồng mình trên chuyến bay mang số hiệu 93 – chiếc máy bay mà bọn không tặc bắt cóc để định lao vào Nhà Trắng trong một loạt những cuộc khủng bố ngày 11/9. Tuy nhiên, sự bình tĩnh và quả cảm của các hành khách, trong đó có Tom – chồng cô – đã ngăn một bi kịch thảm khốc hơn, dù tất cả không còn ai sống sót.
Tôi tỉnh dậy vào khoảng 6 giờ sáng. Đó là ngày đầu tiên đi mẫu giáo của Anna, con gái út của chúng tôi. Vì thế con bé rất háo hức. Tôi bật vô tuyến thì đột ngột ngay lúc đó là hình ảnh chiếc máy bay đâm sầm vào tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới. Vài phút sau, một chiếc máy bay khác cũng làm như vậy. Giống như tất cả mọi người, tôi cảm thấy bị sốc và kinh hoàng trước cảnh tượng đó.
Bất chợt, tôi giật mình nghĩ về Tom. Anh ấy đang ở New York. Sáng nay chồng tôi sẽ lên máy bay từ New York tới San Francisco. Tôi cầu Chúa rằng anh Tom đã an toàn ra khỏi thành phố New York.
Mẹ tôi gọi, rồi mẹ chồng tôi. Cả hai đều hỏi về Tom.
Ngay lúc đó, điện thoại di động của chồng tôi đổ chuông. Đó là Tom!
-    Con sẽ gọi lại cho mẹ sau, anh không sao chứ, Tom?
-    Không, anh không sao, anh đang ở trên một chiếc máy bay bị không tặc. Chuyến bay số hiệu 93, hãng United Airlines, từ New York tới San Francisco. Bọn không tặc đang tìm cách đột nhập vào buồng lái. Chúng nó đã đâm chết một người đàn ông. Anh nghĩ chúng nó có một quả bom và một khẩu súng ngắn. Anh cần em gọi cho cảnh sát ngay lập tức.
Chồng tôi lập tức cúp máy.


Hình ảnh chiếc máy bay thứ 2 lao vào trung tâm Thương mại Thế giới hôm 11/9/2001



Tôi vẫn nhớ là lúc đó tôi đã đứng chết điếng, không thể cử động được trong vài phút. Một cảm giác hoảng loạn và rùng rợn lan bò bên trong mình. Nhưng tôi trấn tĩnh rằng mình không thể hoảng loạn nữa, 3 con gái của chúng tôi, Halley và Madison, hai chị em sinh đôi lên 5 tuổi và Anna Clare, 3 tuổi đang đứng cạnh tôi. Chúng đang giật giật vào chiếc váy mà tôi đang mặc, đòi nói chuyện với cha chúng.


Trên màn ảnh tivi vẫn là tin tức hiện trường Trung tâm Thương mại thế giới. Tôi phải gọi cho ai nếu có một vụ không tặc?
Khi đã bứt khỏi tâm trạng bàng hoàng, tôi cuống cuồng hành động. Tôi tưởng như không gì có thể dừng mình lại được. Một nguồn năng lượng đột ngột dâng trào bên trong. Tôi dở tung cuốn danh bạ, vừa nghĩ: Phải gọi cho ai? Phải gọi cho ai bây giờ?
Rôi tôi quăng cả quyển danh bạ dày cộp và bấm 911. Tôi nói chuyện với người trực tổng đài, rồi tới phòng cảnh sát, họ chuyển máy tới Quận trưởng cảnh sát. Rồi ngược về phòng cảnh sát, cuối cùng lên tới Cục điều tra liên bang FBI.
Tôi cố gắng hết sức bình tĩnh và kể lại tận tường, rành rọt, chính xác những thông tin mà chồng tôi nói. Tôi không muốn làm bọn trẻ sợ và tôi muốn nói thật chính xác từng từ một. Bởi tôi nhận thức rằng chồng tôi đang gặp nguy hiểm. Anh ấy đang cần tôi, cần sự giúp đỡ của tôi.
Nhân viên FBI hỏi:
-    Ý bà muốn nói là có một chiếc máy bay thứ ba bị không tặc?
-    Đúng rồi. Ngay sau khi tôi thấy 2 chiếc may bay đâm vào Trung tâm Thương mại thế giới thì chồng tôi gọi.
Tôi đang nói chuyện với FBI thì điện thoại reo.
Tom!
Tôi vội vàng bảo người nhân viên FBI chờ máy. Lần này Tom hỏi tôi rất nhiều, về Trung tâm Thương mại thế giới:
-    Có bao nhiêu chiếc máy bay đã đâm hả em? Tivi có nói ai tổ chức vụ không tặc không? Bọn chúng muốn gì? Em có biết chúng bắt cóc máy bay từ đâu không?
Chúng tôi cố sức nói chuyện thật bình tĩnh. Tôi đã từng phục vụ trên máy bay. Qua lời chồng tôi kể, tôi cảm thấy như có thể nhìn thấy bên trong cabin máy bay. Tôi biết chồng tôi đang ở đâu.


Đám bụi khổng lồ để lại sau khi tòa tháp thứ 2 đổ sập.



Sau cùng anh ấy thốt lên: “Ôi Chúa ơi! Đó là một vụ tấn công tự sát”.


Tôi biết rằng chồng tôi đang chuẩn bị làm một điều gì đó liên quan tới bọn không tặc vì đó là cách duy nhất để cố gắng phải giải quyết vấn đề. Tôi biết chồng tôi đang rất bình tĩnh.
Trong cuộc gọi thứ ba, chồng tôi nói rằng anh đang đứng cùng mọi người lên kế hoạch tấn công bọn không tặc:
-    Chúng nó đang bạn bạc về kế hoạch lao máy bay vào một nơi nào đó. Không thể để thế này. Anh và mọi người sẽ phải làm một cái gì đó thôi.
Đúng lúc ấy, tôi nhìn thấy trên tivi, lại một chiếc máy bay nữa lao vào Lầu Năm Góc.
Cuộc gọi cuối cùng, chồng tôi hỏi tôi về các con, và về cha mẹ. Tôi nói với Tom rằng bọn trẻ đang rất muốn nói chuyện với bố:
-    Bảo với các con, anh sẽ nói chuyện với các con sau.
-    Các con đang ăn sáng. Bố mẹ cũng biết anh đang ở trên máy bay bị không tặc. Các chị Martha và Mary đang trên đường tới chỗ mẹ. Em phải làm gì đây?
-    Cầu nguyện đi Deena, cầu nguyện đi!
-    Vâng!
Tôi nhắc đi nhắc lại với chồng tôi rằng tôi yêu anh ấy. Chồng tôi an ủi, không có gì phải lo lắng cả. Mọi thứ sẽ ổn thôi: “Em yêu! Anh sẽ về nhà ăn tối. Có thể anh về muộn, nhưng anh sẽ về!”.
Chồng tôi nói rằng họ đang chờ tới khi máy bay bay qua vùng nông thôn, họ sẽ tìm cách cướp lại máy bay.
Sau đó, cả hai vợ chồng tôi đều im lặng chờ đợi. Hai chiếc điện thoại vẫn kết nối với nhau. Cũng không cần phải nói thêm gì. Chúng tôi không muốn ngắt máy, vì cả hai đều biết đây có thể là lần cuối cùng. Tôi cảm nhận thấy rõ, tôi yêu chồng tôi biết nhường nào, và tôi tin rằng chồng tôi cũng đang gửi tình yêu qua chiếc điện thoại, dù không nói một lời.
Lời cuối cùng, Tom nói: “Anh chuẩn bị đây…” Tom không nói tạm biệt … Anh ấy không muốn nói tạm biệt. Chồng tôi không muốn tin và không cho phép tôi tin rằng đây có thể là sự kết thúc.
Tất nhiên chúng ta không bao giờ biết chắc chắn chuyện gì đã xảy ra tiếp theo đó. Nhưng tôi biết rằng Tom biết số phận của nhiều người khác nằm trong tay những hành khách trên máy bay, trong đó có chồng tôi. Và anh ấy có thể cùng với những người xa lạ cùng đi trên chuyến bay số 93 làm một điều gì đó để bi kịch khác đi.
Nếu chiếc máy bay đâm vào Nhà Trắng, như bọn khủng bố lên kế hoạch …
Sau đó Tom cúp máy, tôi đã cầm chắc chiếc điện thoại trong nhiều giờ.
Tôi cứ nghĩ, chồng tôi sẽ gọi lại, dù chỉ một lần nữa thôi …
Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô

Friday, September 10, 2010

"Bao giờ con chết hả mẹ?"

'Bao giờ con chết hả mẹ?”

,
 - Hơn 4 năm gồng mình chống chọi với căn bệnh Bạch Cầu (Ung thư máu), nhưng Thanh vẫn hoàn thành xuất sắc 4 năm học cấp II để bước vào cánh cửa trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội). Nhưng, chưa kịp học một buổi học nào thì Thanh vĩnh viễn ra đi…
 
TIN LIÊN QUAN

“Con ước được làm người bình thường”
Đứng lặng rất lâu trước tấm hình của con, chị Thu nghẹn ngào kể về Hải Thanh – đứa con gái duy nhất của anh chị: “Vào những ngày bước vào cấp II, gia đình phát hiện em bị bệnh ung thư máu. Sau hơn 4 năm điều trị và tái phát, vừa bước vào cấp III, chưa kịp học một buổi học chính thức nào thì em đã ra đi”.
Những ngày đầu tiên phát hiện mình bị ung thư máu, khuôn mặt Thanh lúc ngào cũng thẫn thờ, ngơ ngác rồi nhiều khi chột dạ, em hỏi mẹ: “Máu trắng rồi con sẽ chết đúng không mẹ?”, “Như này thì bao giờ con chết hả mẹ?”.
Vẫn khao khát ước mơ được đến trường
Vẫn khao khát ước mơ được đến trường
12 tuổi bước vào khoa Ung bướu – Bệnh viện Nhi TW, Thanh trở thành một trong những người chị cả trong khoa. Bác sĩ – Tiến sĩ Bùi Ngọc Lan – Trưởng khoa Ung bướu vẫn còn nhớ như in hình ảnh người chị cả Hải Thanh:
“Luôn thấy cô bé cười rất nhiều và rất ít khi em kêu đau. Nhiều khi còn bắt gặp hình ảnh cô bé động viên, an ủi vỗ về các em, có khi còn cả những người mẹ trong khoa. Thực sự, đó là một cách chịu đựng đầy nghị lực”.
Sau mỗi lần hóa trị được về nhà, Hải Thanh đều xin được đến trường để tiếp tục học tập. “Những ngày thi chuyển cấp là những tháng ngày khó khăn nhưng cũng đầy nghị lực của em.
“Những lúc nhìn con đau con mệt, mình chỉ muốn khuyên con dừng lại. Nhưng rồi nhìn thấy con âm thầm chịu đựng và cố gắng, mình lại càng không cho phép bản thân được gục ngã. Cuối cùng, con cũng đỗ được vào trường THPT Lê Quý Đôn nhưng tội cho con, chưa được học một buổi học chính thức nào…” - chị Thu rưng rưng.
Những giây phút cuối cùng trong bệnh viện, Thanh đã nói thật nhiều về những điều ước. Những điều ước cho mẹ, cho gia đình, cho các em cùng cảnh ngộ còn với riêng cô bé, em chỉ ước một điều tưởng chừng rất đỗi bình thường nhưng lại đau đến thắt lòng: “Con ước được làm người bình thường”.
Những “chú lính chì” dũng cảm
“Bế con trên tay, vừa bước vào phòng nhìn thấy đầu mũi kim chọc tủy, mình đã vội quay mặt đi, không dám nhìn mũi kim đưa vào sống lưng con” - anh Hưởng vừa kể, vừa vuốt nhẹ những vết thâm đang bị sưng tấy trên đôi bàn tay nhỏ xíu của bé Thành (7 tháng tuổi).
Có những em bé đang ẵm ngửa hay mới chỉ vừa lên 1 -2 tuổi đang ngày ngày phải chịu đựng những cơn đau quằn quại, những khi li bì mệt lả vì hóa chất, những lần chọc tủy, và bao nhiêu lần lấy máu lấy ven. Mỗi ngày với các em thực sự là mỗi ngày sống và chiến đấu để giành giật sự sống cho chính mình.
Được tin chiều sẽ được về nhà, Bách (8 tuổi – Quốc Oai) đã chạy đi khoe khắp khoa rồi lại đi từng phòng chào tất cả mọi người. Trong cái nắng chiều nhạt dần, nhìn hình ảnh mẹ con chị Hương và bé Thảo (Hưng Yên) tung tăng đi về sau đợt điều trị thứ 2 bệnh K võng mạc mới thực sự thấy thấm thía cái gọi là niềm vui.
Những niềm vui ra viện dẫu chỉ được tính bằng ngày nhưng với các em là cả một hành trình phải chiến đấu.

Cùng xoa dịu nỗi đau
“Nhìn thấy hình ảnh các con đang điều trị mình lại nhớ lại những giây phút đau đớn của con thân yêu. Nhất là những ngày đầu tiên trở lại khoa, nhìn phòng con mình đã điều trị, giường nơi con mình đã nằm và ra đi có những bệnh nhi mới, vẫn những ống truyền ấy, bình hóa chất ấy, những gương mặt ngây thơ, tim mình như bị bóp nghẹt” – chị Thu tâm sự.
Ở đâu có sự sống, ở đó còn hy vọng
Ở đâu có sự sống, ở đó còn hy vọng
Bây giờ, chị đã trở thành một cộng tác viên đắc lực của khoa Nhi – bệnh viện K trong công việc hỗ trợ các gia đình bệnh nhân điều trị.
Cũng như chị Thu, bé Việt Dũng (10 tuổi rưỡi) của chị Hiền (Hà Nội) đã ra đi hơn 1 năm và từ ấy, khoa Ung bướu đã trở thành nơi quen thuộc luôn có bước chân mẹ Hiền. “Có những điều mà thực sự chỉ những người trong cuộc như mình mới có thể thấm thía hết được. Con trẻ ung thư, con đau lắm nhưng bố mẹ không những đau mà nhiều khi còn vô cùng khủng hoảng” - chị Hiền tâm sự.
Nói về vấn đề này, bác sĩ – Tiến sĩ Bùi Ngọc Lan cũng nhận định: “Điều trị ung thư cho bệnh nhi vô cùng phức tạp, không chỉ có phác đồ điều trị, hay những vấn đề về kinh tế mà còn cả vấn đề tâm lý không chỉ cho các con mà còn cho chính bố mẹ. Đây là việc làm cần thiết nhưng lại vô cùng khó khăn”.
Chị Lan cũng chia sẻ thêm: “Mới gần đây, đã có trường hợp con trai phải đưa bố từ ở quê lên tận phòng khám để ông có thể nghe trực tiếp lời khuyên của bác sĩ vì thực sự tình trạng bệnh của cháu đã không còn hy vọng.
Hơn nữa điều kiện gia đình lại khó khăn nên cách tốt nhất là để cháu về nhà điều trị. Đó cũng là khoảng thời gian cuối cùng quý giá mà gia đình còn có thể ở lại bên cháu. Nhìn ông cụ chào cảm ơn rồi ra về trên gương mặt đen xạm, đôi mắt mờ đục, đỏ hoe mình đọc được nỗi đau bất lực của người ông đã 70 tuổi buộc phải chấp nhận cái chết của đứa cháu mới hơn một tuổi”.
Con trẻ ung thư, có bao nhiêu nỗi lo vật chất nhưng cũng còn đó bấy nhiêu nỗi đau mà gia đình và các em vẫn đang ngày ngày phải chịu đựng…
  • Hồng Khanh
http://vietnamnet.vn/xahoi/201009/Bao-gio-con-chet-ha-me-934846/

"Open Sesame!"


Meanings:

It is popularly known that the saying “Open Sesame” granted the thieves entry into the their den in the 1001 Arabian Nights. But how many people know that the phrase 'open sesame' was chosen because when the seeds burst from the pod (when they ripen), the sound is similar to that of a lock being opened and the phrase is probably inspired by that fact.

Image from Net: Ali Baba & 40 thieves story
Image from Net: Sesame flowers & pods

Sunday, September 5, 2010

How to remove vocal from a song with Adobe Audition 3.0?

It is not easy to remove vocals from a song completely. However, you can try to reduce the vocals using Adobe Audition 3.0 as follows:

  •  Step 1: Open the song
  •  Step 2: Choose tab Effects
  •  Step 3: Select Stereo Imagery > Center Channel Extractor
  •  Step 4: Decrease the Center Channel Level & Crossover
  •  Step 5: OK & save the file 
Please notice that:
  • You may PLAY the trial version of the instrumental music while adjusting
  • You should not tick Volume Boost Mode (it makes the sound terrible then)

Thursday, September 2, 2010

Clovers / shamrocks

This photo was taken near a Cambodian pagoda in Adelaide, South Australia. I went there a month ago with my uncle and his wife and felt interested in a lot of 3-leaf clovers around the pagoda. One of my colleagues told me that 4-leaf clover might bring good luck to their finders, especially if found accidentally. It is believed that each leaf represents one valuable thing: the first is for hope, the second is for faith, the third is for love, and the fourth is for luck.


Unfortunately, I could not find any 4-leaf clover on that day but I learnt that the monks here can eat meat. It is weird! They follow Theravada Buddhism (Phật giáo Tiểu Thừa or Nam Tông) which is found mainly in Mekong Delta region and mostly practised by ethnic-Khmers. I also knew a new word that is "Khmer Krom" to refer to Khmer people living in the Mekong Delta area (người Việt gốc Campuchia).


I observed a class for Cambodian kids in the pagoda. The kids are so lovely. They study Cambodian language here at the weekends. There are only 2 volunteer teachers. They are really dedicated to the kids.